Nhu cầu sử dụng cầu thang ngày càng trở nên phổ biến đối với mọi công trình. Cầu thang kính, cầu thang sắt, cầu thang gỗ… đều là những mẫu cầu thang mang lại sự sang trọng, không gian thoáng và đẹp cho ngôi nhà. Cầu thang có rất nhiều thiết kế dành cho khách hàng lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích và phong cách kiến trúc ngôi nhà. Do đó việc lấy rập cầu thang sao cho chuẩn xác và hợp lý sẽ giúp bạn thi công nhanh chóng và chính xác
1. Kinh nghiệm thiết kế cầu thang
– Cầu thang là một trong những chi tiết quạn trọng làm phần nội thất của ngôi nhà trở nên nổi bật. Không chỉ tạo ra lối lên các tầng và cầu thang còn được thiết kế nhằm tô lên vẻ đẹp, tạo dáng cho ngôi nhà. Hình dáng thiết kế cầu thang hiện nay có rất nhiều, tùy vào sở thích và phong cách sắp đặt mà khách hàng lựa chọn mẫu để phù hợp với diện tích của căn nhà.
a. Tính an toàn phải đươc đặt trên hàng đầu
Thiết kế cầu thang bạn cần phải lưu ý đến chiều cao và chiều rộng sao cho phù hợp với diện tích ngôi nhà – Chiều rộng của thân cầu thang từ 0,9m đến khoảng 1,2m – Độ dốc của cầu thang được quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng bậc thang – Độ cao bậc thang thường từ 15 – 18 cm
– Chiều rộng từ 24 – 30 cm – Chiều cao: 85-90 cm – Chiều nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang lên xuống cầu thang. Chiều rộng chiều nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang. Nhưng phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại
b. Bố trí vị trí cầu thang
– Tùy vào diện tích nhà mà sự bố trí cầu thang ở vị trí hợp lý. Thường cầu thang sẽ ở giữa bên trái hoặc bên phải ngôi nhà. Đối với những nhà có diện tích hạn chế, cầu thang thường được đặt ở cuối nhà để tiết kiệm được diện tích.
– Một số điều nên tránh trong thiết kế cầu thang Cầu thang không nên đi thẳng hướng ra cửa chính Cầu thang không nên đi thẳng hướng vào bếp Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa vệ sinh Không nên đặt cầu thang trước mặt tiền nhà c. Chọn số bậc thang theo phong thủy
– Theo vòng tuần hoàn ” Sinh – Lão – Bệnh – Tử ” thì tổng số bậc thang của mỗi tâng tính từ bậc đầu tiên của tầng thứ nhất đến mặt sàn tầng tiếp theo phải là bội số của 4 cộng 1 hoặc cổng hai ( tức là 4n + 1 hoặc 4n + 2 ).
– Trong đó n là số bậc cầu thang để đảm bảo tổng số bậc cầu thang mỗi tầng đều rơi vào cung sinh hoặc lão. Sự phong thủy này mang lại cảm giác an toàn, thoải mái cho những người trong gia đình.
2. Các bước lấy rập cầu thang
Đây là điều quan trọng nhất, nó sẽ quyết định đến hình dáng và kích thước của cầu thang. Vệ sinh sạch sẽ nơi đặt cầu thang, điều này giúp cho các khớp nối cầu thang dễ dàng bám dính hơn
Bước 1: Chuẩn bị vị trí lắp đặt cầu thang
– Xác định những vị trí để lắp đặt cầu thang, đây là bước xác định đến hình dáng và kích thước của cầu thang
Bước 2: Đặt khung cầu thang
– Bước này khi thi công bạn nên đánh dấu, đo đạc thật chính xác rồi bắt vít các đầu sắt lại với nhau. Khi các khung sắt đã được ghép lại với nhau theo vị trí điểm thì thử đẩy mạnh xem có bị nhúc nhích điểm nào không, và có thể điều chỉnh lại sao cho hợp lý
Bước 3: Gia công cầu thang theo thiết kế bản vẽ
– Sau khi đã có được khung cầu thang theo bậc cấp thì việc gia công cầu thang theo bản vẽ sẽ trở nên dễ dàng. Có thể gia công bằng sắt CNC công nghệ CNC Laser hoặc là sắt uốn nghệ thuật đều điều. Rồi nối những mẫu hoa văn này vào khung cầu thang bằng các mối hàn nên hoàn thiện sơ bộ cầu thang
Bước 4: Sơn tĩnh điện chống gỉ
– Việc sơn tĩnh điện thay thế cho sơn tay đang ngày càng trở nên phổ biến. Và ứng dụng công nghệ sơn này vào cầu thang cũng là điều tất yếu. Việc làm này làm tăng tuổi thọ và nâng cao chất lượng cầu thang
Một số mẫu cầu thang đẹp đơn giản mọi người tham khảo: